Đi bộ và đi xe đạp là hai hình thức di chuyển được xem là “xanh”, thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe cộng đồng. Ảnh: Nguyễn Xuyến
“Các thông điệp trọng tâm trong dịp này nhấn mạnh tới quản lý hành vi có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, bao gồm: Không sử dụng rượu bia, ma túy khi lái xe; tuân thủ tốc độ và khuyến nghị giảm tốc độ để tăng an toàn; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy; thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô; từ ngày 1-1-2026 sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô, không sử dụng điện thoại khi lái xe” – đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết.
Bên cạnh các biện pháp trực tiếp giảm thiểu nguy cơ tai nạn, Ủy ban cũng hưởng ứng mạnh mẽ chủ đề của WHO năm nay, tập trung vào việc nâng cao an toàn cho người đi bộ và người đi xe đạp – hai hình thức di chuyển được xem là “xanh”, thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe cộng đồng.
Đi bộ và xe đạp cũng là giải pháp kết nối hiệu quả với hệ thống vận tải công cộng và hạn chế ùn tắc, giảm ô nhiễm, tai nạn giao thông.
Ở nhiều nước phát triển, đi bộ và xe đạp đã đạt 10–20%. Đây là xu hướng mà Việt Nam đang hướng tới, với sự phối hợp giữa Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các bộ, ngành, địa phương trong việc đầu tư hạ tầng, quy hoạch đô thị, giáo dục và truyền thông.
- Thời tiết Hà Nội nắng nóng dịp cuối tuần, bão số 1 không ảnh hưởng
- Hà Nội Thí Điểm Bỏ Chứng Thực Hợp Đồng Tặng Cho Bất Động Sản Giữa Cá Nhân
- Hiệu quả của việc phân loại rác tại nguồn ở Phú Xuyên
- Sự cố bùn phun trong quá trình thi công hầm đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội
- Xã Quang Trung (Thạch Thất): Cưỡng chế 107 hộ gia đình có đất bị thu hồi tại dự án cụm công nghiệp làng nghề